Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Quy hoạch khu du lịch sinh thái


Quy hoạch dọc các tuyến kênh, sông: (Hình 9)

- Dãy cây xanh dọc các tuyến kênh, sông theo giai đoạn I (G1, G3-b, G4, G5, G6, G7, G9, G10): đã có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, và đã đầu tư xây dựng các khu G1, G3-b, G4, G5; riêng một phần khu G7 (tiếp giáp đường D1) hiện đã điều chỉnh quy hoạch thành Trụ sở PCCC và Nhà văn hóa Công nhân, chỉ còn lại phần cây xanh dọc sông Gò Công, do đó cần nghiên cứu lại việc bố trí cây trồng tại khu vực này.

à Đề xuất cải tạo:

+ Các phân khu G1, G3-b, G4, G5: trong phạm vi hành lang an toàn bờ kênh sông (10m-20m), trồng thêm các cây có tính giữ đất phù hợp địa phương như cỏ lưỡi mác, cây ô rô, dừa nước, bần; bố trí thêm một số trụ đèn công suất lớn nhằm đảm bảo an toàn, an ninh khu vực, gỡ bỏ các trụ đèn chiếu sáng trang trí không cần thiết, tái sử dụng tại các vị trí khác trong khu công viên cây xanh.

Riêng khu G3-b, trồng thêm cây bóng mát, cây có hình dáng tự nhiên, không cắt tỉa trên phạm vi từ ranh hành lang an toàn bờ kênh đến mép đường, kết hợp cây xanh-chiếu sáng vỉa hè để tạo hệ thống cây xanh cảnh quan mang tính nghỉ ngơi, thư giãn, có thể bố trí một số điểm dừng chân, tiểu cảnh làm điểm nhấn; đề xuất việc cải tạo bề mặt lối đi bộ: sử dụng vật liệu gạch lát đảm bảo độ bám nhưng không gây khó khăn khi di chuyển.

+ Các khu G6, G9, G10: đánh giá hiện trạng nhằm giữ lại các cây tự nhiên của địa phương, trồng thêm cây có tính giữ đất trong phạm vi hành lang bờ kênh, trồng cây cao bóng mát ngoài phạm vi hành lang an toàn bờ kênh (trồng tự nhiên theo dạng rừng), hạn chế bố trí đèn chiếu sáng trang trí, chỉ bố trí đèn chiếu sáng công suất lớn tại một số vị trí cần thiết.

+ Khu G7: hiện chỉ còn dãy cây xanh dọc sông Gò Công (khoảng 08 ha), do đó việc bố trí cây tại khu vực này cũng tương tự theo nguyên tắc: cây giữ đất trong phạm vi an toàn bờ sông, cây bóng mát trồng tự nhiên trên dãy cây xanh ngoài hành lang an toàn; ngoài ra có thể kết hợp với khu vực I-4b-7 tạo mảng xanh dịch vụ có bố trí một số công trình phục vụ: cà phê, câu cá giải trí,…

- Các phân khu G17, G18, G21, G22, G24: đánh giá và giữ cây hiện trạng, trồng mới các cây có tính chất giữ đất, phù hợp địa phương trong phạm vi hành lang an toàn bảo vệ kênh, sông; bổ sung thêm các cây đại mộc trồng tự nhiên theo dạng rừng trong phạm vi từ hành lang an toàn bờ kênh đến mép đường, tạo môi trường thích hợp cho động thực vật địa phương sinh sống và phát triển; hoặc quy hoạch thành khu vườn ươm cây xanh cho Khu Công nghệ cao; có thể bố trí các công trình dịch vụ xen kẽ như: câu cá giải trí, cà phê-nhà hàng bờ sông, các khu vực dành cho sinh hoạt dã ngoại, tìm hiểu sinh thực vật,….

Tại một số vị trí có thể thiết kế quảng trường, vườn hoa tiểu cảnh tạo điểm nhấn, hoặc tổ chức bến bãi phục vụ việc di chuyển đường sông, kết hợp với các khu di tích lịch sử, khu có hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí để tạo hệ thống du lịch sinh thái mang tính giới thiệu văn hóa, lịch sử địa phương, đồng thời giới thiệu hình ảnh của Khu Công nghệ cao.

2. Quy hoạch theo mảng

2.1. Nguyên tắc chung:

- Đảm bảo các tiêu chí về thẩm mỹ, đầy đủ các chức năng của công viên cây xanh: tùy theo vị trí, ý đồ thiết kế để trồng cây theo hàng, nhóm tạo tầng bậc, hoặc cây độc lập, với nhiều hình dáng, màu sắc phong phú, kết hợp chiếu sáng, địa hình, mặt nước để tạo các tiểu cảnh, điểm nhấn, bố trí lối đi bộ, điểm dừng chân,…

- Tận dụng điều kiện tự nhiên: địa hình, mặt nước, hệ sinh thái để hình thành phương án quy hoạch sao cho hạn chế san lấp, hạn chế bêtông hóa bề mặt các lối đi bộ, giao thông, sân bãi, hệ thống mương thoát nước (theo dạng mương hở, bố trí len lỏi giữa các mảng xanh, tận dụng địa hình để thoát nước theo cơ chế tự chảy, đồng thời tạo cảnh quan cho các khu công viên cây xanh).

- Theo các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc đã duyệt để bố trí các công trình phụ trợ, công trình công cộng phục vụ xen kẽ trong các mảng xanh.

- Tùy theo tính chất khu vực, phạm vi phục vụ để đề xuất ý tưởng:

+ Đối với các mảng xanh có tính chất nghỉ dưỡng hay nghiên cứu: cây chủ đạo là cây cao bóng mát, trồng độc lập theo dạng rừng hoặc theo cụm với các cây trung và thấp tầng để tạo sự tầng bậc, trồng theo hàng dọc lối đi bộ, có thể nhấn một số đoạn bằng cây khác màu, giàn dây leo; thiết kế tiểu cảnh, vườn hoa kết hợp các điểm dừng chân; lựa chọn đèn chiếu sáng, trang trí theo tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng trong công viên, vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn, an ninh khu vực.

+ Đối với các mảng xanh kết hợp dịch vụ, vui chơi, thể dục thể thao, giải trí ngoài trời: khai thác yếu tố tự nhiên để trồng cây theo địa hình, bố trí cây trồng đa dạng tạo sự sinh động, màu sắc vui tươi, không sử dụng các loại cây trong danh mục cấm trồng, cây có nhiều gai nhọn, có mùi thu hút côn trùng, ruồi nhặng…Đối với các khu vực có bố trí các sân thể thao ngoài trời thì trồng cây thành dãy xung quanh vừa tạo sự phân chia, vừa mang tính bao che, lưu ý bố trí đèn đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế: phạm vi, độ rọi, vị trí đặt đèn, cao độ đèn, thiết bị chiếu sáng,… phù hợp theo từng loại sân thể thao.

- Công trình phục vụ thiết kế theo hướng mở, liên kết với không gian xanh bên ngoài, hình khối, màu sắc mô phỏng tự nhiên, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, hài hòa với cảnh quan, có thể phủ xanh mái hoặc tường công trình; khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió để vận hành.

Ngoài ra, đối với các công trình điểm nhấn cần chú trọng thiết kế chiếu sáng mặt ngoài công trình, tùy theo chất liệu, màu sắc vật liệu ốp bề mặt, chức năng và quy mô công trình đề chọn lựa.

- Theo hình thức và quy mô của mỗi công viên, vườn hoa mà hệ thống chiếu sáng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số trong những thành phần sau đây (TCXDVN 333:2005 về chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế):

+ Chiếu sáng chung khu vực cổng ra vào

+ Chiếu sáng sân tổ chức các hoạt động ngoài trời

+ Chiếu sáng đường dạo: Ngoài việc đảm bảo mức độ chiếu sáng quy định, thiết kế bố trí đèn phải đảm bảo tính dẫn hướng tạo cho người đi bộ có cảm nhận rõ ràng về hình dạng và hướng của con đường.

+ Chiếu sáng cảnh quan thảm cỏ, bồn hoa, mặt nước.

+ Chiếu sáng tạo phông trang trí: Sử dụng các đèn pha chiếu sáng tán lá câỵ

+ Chiếu sáng tạo các điểm nhấn kiến trúc như đài phun nước, các cụm tiểu cảnh cây xanh -non bộ.

2.2. Định hướng:

- Khu I-4b-1: thiết kế mảng xanh mang tính nghỉ ngơi, giải trí, có thể bố trí một số công trình phục vụ như cà phê, sân thể thao ngoài trời quy mô nhỏ, đảm bảo các quy định về thiết kế, các chỉ tiêu quy hoạch chung của Khu.

- Khu I-4b-7: kết hợp với dãy cây xanh G7 để tạo hệ thống cây xanh cảnh quan dọc sông, có thể bố trí các dịch vụ như câu cá giải trí, cà phê, nhà hàng xen kẽ.

- Khu G3-a: Hiện đã đầu tư theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt.

à Đề xuất cải tạo: nghiên cứu trong tổng thể chung với thiết kế khu vực lối vào để tạo ra điểm nhấn mặt tiền cho Khu Công nghệ cao bằng các hình ảnh như: đồi đặt các cột cờ kết hợp với thảm cây nhiều màu sắc, được cắt tỉa, tạo chữ, hình khối; trồng thêm cây nhiều có hình dáng, màu sắc đặc trưng, trồng thành dãy hoặc cụm (cây cau, cây có hoa đẹp); kết hợp mặt nước, chiếu sáng để tạo hiệu ứng (Hình 11).

- Khu G8, G11, G12: Đây là khu công viên trung tâm của Khu Công nghệ cao, do đó cần có thiết kế trên tổng thể 3 phân khu để tạo sự đồng bộ và liên kết, đề xuất bố trí một công trình điểm nhấn lớn kết hợp với trục cảnh quan trong khu Không gian khoa học (Hình 12).

Thiết kế khu công viên trung tâm với tính chất khu công viên đa chức năng, theo các nguyên tắc chung:

+ Dọc các tuyến sông, kênh: tùy theo từng đoạn có thể giữ lại và trồng mới các cây có tính giữ đất trong phạm vi hành lang an toàn bờ kênh, sông; hoặc làm bờ kè (có lát gạch, bồn cây, hoa trang trí), bến bãi tại một số vị trí nhằm phục vụ cho giao thông đường sông, các hoạt động tập trung đông người, bố trí các công trình phục vụ.  

+ Tuyến đường bộ liên kết 3 khu, với các điểm dừng chân, các công trình phục vụ, tiểu cảnh dọc tuyến; có thể nhấn một số đoạn bằng giàn dây leo, hàng cây cao bóng mát có hoa đẹp, hay cây bụi thấp nhiều màu sắc; vật liệu lát đường có thể sử dụng khác nhau theo từng khu vực;

+ Bố trí đa dạng công trình phục vụ: thư viện, cà phê, nhà hàng, sân thể dục thể thao ngoài trời,… tùy theo phân khu chức năng và phạm vi phục vụ.

+ Khai thác yếu tố mặt nước vừa tạo cảnh quan, vừa tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí, du lịch đường thủy.

+ Chú trọng hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí ở các khu vực điểm nhấn, dọc lối đi bộ, quảng trường, tránh bố trí dàn trải, lãng phí, nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn, an ninh khu vực.

- Khu G15, G16: thiết kế không gian mở bằng quảng trường hoặc vườn hoa làm điểm nhấn chính, bố trí các tượng đài, đài phun nước, công trình phục vụ triển lãm, đảm bảo chỉ tiêu theo quy hoạch được duyệt. Cây trồng trong phạm vi hành lang an toàn bờ kênh tương tự theo nguyên tắc chung, ngoài phạm vi có thể trồng cây cao bóng mát, tán rộng, trồng tự nhiên dạng rừng bao quanh khu quảng trường (Hình 13).

- Khu G19: đề xuất trồng nhiều cây bóng mát, tán rộng, trồng theo dạng rừng, kết hợp với mặt nước tạo không gian thư giãn cho người lao động làm việc tại khu vực và cải tạo vi khí hậu; có bố trí lối đi bộ, các điểm dừng chân, công trình phục vụ như cà phê, nhà hàng quy mô nhỏ xen kẽ (Hình 14).

- Khu G20: tương tự G3-a (điểm nhấn lối vào Khu Công nghệ cao), đề xuất thiết kế một số tiểu cảnh tại khu vực cổng vào đường D2, bố trí công trình điểm nhấn lớn có các chức năng triễn lãm, thể dục thể thao, hay khu dịch vụ hỗ trợ y tế chất lượng cao phục vụ cho đối tượng là người lao động trong Khu Công nghệ cao, các đối tác, với thiết kế mở, thân thiện môi trường, hài hòa cảnh quan (Hình 15).

Ngoài ra, dọc tuyến sông có thể bố trí khu vườn ươm cây xanh, các khu vực dành cho sinh hoạt dã ngoại; kết hợp công tác khôi phục hình ảnh, hệ sinh thái địa phương dọc sông, liên kết với các phân khu G21, G22, G23, G24 (dọc các sông Vàm Xuồng, sông rạch Chiếc, sông Trảu Trau), nhằm khai thác du lịch theo hướng tìm hiểu sinh thực vật và lịch sử, văn hóa khu vực (Vùng Bưng 6 xã), đồng thời giới thiệu hình ảnh Khu Công nghệ cao qua mô hình du lịch đường sông, phù hợp với định hướng phát triển du lịch trên địa bàn Quận 9 (Hình 16).

- Khu G23: vị trí khu đất một mặt tiếp giáp trục đường Lã Xuân Oai, một mặt tiếp giáp sông Trảu Trau, liên kết với các phân khu cây xanh dọc sông (tương tự G20), do đó có thể đề xuất phương án quy hoạch công viên khu G23 theo hướng công viên văn hóa và du lịch sinh thái: bên cạnh các hạng mục nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho dân cư địa phương dọc trục đường Lã Xuân Oai như các công trình thể thao, nhà hàng, càphê…; khu vực sẽ tái dựng hình ảnh một số công trình di tích như hầm, căn cứ làm việc, nhà triển lãm trưng bày các hiện vật lịch sử, …qua đó giới thiệu hình ảnh Khu Công nghệ cao với các thành tựu công nghệ; đồng thời, quy hoạch khu dịch vụ, nghiên cứu cho các đối tượng nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, nghiên cứu sinh thực vật (Hình 17). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét