Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Công ty Tư vấn môi trường Minh Phương


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Chuyên : Tư vấn đầu tư – Lập báo cáo dự án – Thiết kế công trình
  




LẬP DỰ ÁN
  MÔI TRƯỜNG
THIẾT KẾ
Dự án Bệnh viện                                 Đánh giá tác động môi trường            Thiết kế nhà ở
Dự án Khu du lịch sinh thái                Cam kết bảo vệ môi trường                TK Chung cư cao tầng
Dự án Khu dân cư                              Đăng ký sổ chủ nguồn thải                 Thiết kế quy hoạch
Dự án Trang trại chăn nuôi                 Đề án bảo vệ môi trường                    Giám sát thi công       
Dự án nhà máy xử lý rác                     Báo cáo giám sát môi trường              Giấy phép xây dựng
Các dự án đầu tư khác                                    Thiết kế hệ thống xử lý nước thải
                                                            Các dự án Môi trường
                                                            Văn bản về môi trường

Địa chỉ: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 08 22 142 126 – 0914526205 – 0903649782 - 0907957895
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.lapduan.com  ; http://vn.360plus.yahoo.com/thanhnv93
CHỦ TỊCH HĐQT – NGUYỄN VĂN THANH
 









Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2013


MỤC LỤC



I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY                      

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư & thiết kế xây dựng Minh Phương được thành lập và đi vào hoạt động đã được hơn 10 năm. Với một đội ngũ nhân viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết và năng lực, ban lãnh đạo giàu kình nghiệm với kiến thức sâu rộng bao quát, công ty Minh Phương đã và đang từng bước khẳng định mình trên con đường vươn lên là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, đặc biệt là về lĩnh vực môi trường.
Với phương châm hàng đầu là “Cùng nhau phát triển”, công ty Minh Phương luôn nỗ lực và phấn đấu hết sức mình với sự đoàn kết và thống nhất của tất cả nhân viên, ban lãnh đạo công ty, phấn đấu đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất nhằm tạo dựng và củng cố niềm tin của quý khách hàng đối với công ty và những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tất cả những dự án môi trường đòi hỏi độ khó và có tính phức tạp cao đều được công ty Minh Phương hợp tác với các đối tác nước ngoài với mục tiêu đề ra là mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh nhất với chất lượng cao nhất. Chính vì tấm lòng tận tụy hết mình vì khách hàng của toàn bộ đội ngũ công ty, Minh Phương đã và đang vững bước đi lên dẫu cho bối cảnh kinh tế khủng hoảng, cũng như các thất bại của các đơn vị cùng ngành khác. Thành quả đạt được hôm này là cả một quá trình dài nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên cùng toàn thể ban lãnh đạo công ty, và thành quả đó chắc chắn vẫn sẽ được tiếp nối và phát huy hơn nữa trong tương lai, để Minh Phương vẫn là đơn vị hàng đầu trong các lĩnh vực chiến lược của công ty.

II.    VĂN BẢN VỀ PHÁP LUẬT

1. Luật bảo vệ môi trường 2005
Luật Bảo vệ môi trường ngày được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006. Gồm 136 Điều và 15 Chương.
Quy định các nguyên tắc bảo vệ môi trường như :
·       Bảo vệ môi trường phải gắn kết bền vững với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực.
·       Bảo vệ môi trường phải là sự nghiệp, trách nhiệm của toàn xã hội, của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
·       Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
·       Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
Các đối tượng dự án phải lập báo cáo ĐTM được quy định tại điều 18 Mục 2 Chương III Luật bảo vệ môi trường như là : Dự án công trình quan trọng quốc gia, Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ, Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề, Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung...
Ngoài ra các đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường cũng được quy định tại điều 24 Luật bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái...
2. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/06/2011 và thay thế quy định tại các Điều từ 6 đến 17 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006; các khoản từ 3 đến 10 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008.
Nghị định gồm có 5 Chương, 41 Điều khoản kèm theo 3 Phụ lục về các Danh mục Dự án phải thực hiện Đánh giá Môi Trường chiến lược, Đánh giá tác động Môi trường và các Dự án Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường mà Bộ TN&MT có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt.
*    Đối với  Báo cáo Đánh giá tác động môi trường :
Nghị định quy định danh mục 146 nhóm dự án phải lập báo cáo ĐTM thuộc 19 lĩnh vực (Phụ lục II Nghị định này) như là : xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; giao thông; năng lượng và phóng xạ; điện tử và viễn thông; thủy lợi; sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp;  thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý chất thải; cơ khí, luyện kim; chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ; chế biến thực phẩm; chế biến nông sản; chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; sản xuất giấy và văn phòng phẩm; dệt nhuộm và may mặc và các nhóm dự án khác.
Chủ đầu tư dự án có thể lập hoặc thuê tổ chức bên ngoài có đủ điều kiện để lập báo cáo ĐTM được quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
Báo cáo ĐTM phải được lập lại trong các trường hợp như : Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 36 tháng, thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường.
Lập báo cáo ĐTM được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi). Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, chủ Dự án phải tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.
Báo cáo ĐTM phải dự báo được các tác động lên các điều kiện tự nhiên, môi trường, và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan, phải có kết quả tham vấn cộng đồng, các biện pháp khắc phục cũng như cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp đó.
*    Đối với Lập Cam kết bảo vệ môi trường :
Các Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất thì đều phải lập và đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường…
Lập CKBVMT phải được đăng ký trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định này.
Chủ dự án lập CKBVMT phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong bản cam kết đã được đăng ký.
3. Công văn số 3105/TNMT-QLMT
Công văn số 3105/TNMT-QLMT được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ.
Chủ dự án phải thực hiện chương trình giám sát môi trường là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM (theo Điều 12, 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).
Thực hiện các chương trình giám sát môi trường nhằm đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá được tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và  con người xung quanh khu vực dự án. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự  cố và đề xuất phương án quản lý, dự  phòng.
Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường phải được thể hiện thông quá Báo cáo giám sát môi trường. Sau đó trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng (Sở Tài Nguyên Môi Trường, Các phòng môi trường quận huyện).

III.    LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Định nghĩa
Đánh giá tác động môi trường gọi tắt là ĐTM là việc xem xét các ảnh hưởng qua lại giữa môi trường với các hoạt động phát triển kinh tế trong các chính sách, các chương trình và các dự án phát triển.
Nhằm đáp ứng các vấn đề : Làm thế nào để phát triển Kinh tế - Xã hội mà không tổn hại đến môi trường và Làm thế nào để đạt được sự bền vững lâu dài giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại tuy nhưng với việc ĐTM sẽ giúp cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn những phương án khả thi, tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển nào.
2. Đối tượng
Các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 12, 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (Phụ lục II).
Gồm : 146 nhóm dự án thuộc 19 lĩnh vực như : Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Giao thông; Năng lượng, phóng xạ; Điện tử, viễn thông; Thủy lợi; Dầu khí; Xử lý chất thải; Chế biến thực phẩm; Sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; Hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; Dệt nhuộm và may mặc…vv
Chủ dự án có thể lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư của mình.
3. Phương pháp thực hiện
Bằng các phương pháp đánh giá, nhận dạng tác động có tính khoa học nhằm so sánh để đưa ra các đánh giá đáng tin cậy làm cơ sở cho việc tư vấn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cả trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án :
·         Phương pháp đánh giá nhanh
·         Phương pháp liệt kê
·         Phương pháp ma trận môi trường
·         Phương pháp chồng bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
·         Phương pháp chuyên gia
·         Phương pháp nghiên cứu phân tích môi trường vật lý (nước, không khí)
·         Phương pháp thống kê, phương pháp so v.v….
4. Mô tả công việc
-      Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án thực hiện các công việc như khảo sát điều kiện địa lý-địa chất-vi khí hậu-thủy văn, khảo sát thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên-môi trường-xã hội, khảo sát phân tích các mẫu không khí-đất-nước-sinh thái xung quanh khu vực dự án.
-      Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong các quá trình trước khi xây dựng, đang xây dựng và đi vào hoạt động của dự án. Bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh…
-      Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
-      Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn xây dựng dự án, các phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường
-      Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
-      Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
-      Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.
-      Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
5. Các văn bản pháp luật liên quan
Ø  Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005.
Ø  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Quyết Định của Bộ Tài nguyên và môi trường Số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Ø  Bộ tiêu chuẩn Việt nam về môi trường.
Ø  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Ø  Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án.


IV.    LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Định nghĩa
Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Các nguồn tác động ảnh hưởng đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp.
2. Đối tượng
Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Tức là :
·       Các dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
·       Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
Ngoài ra các Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 4điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
3. Thời điểm lập Cam kết Bảo vệ Môi Trường
Thời điểm, quy trình và tổ chức mà Chủ dự án phải thực hiện việc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
4. Phương pháp thực hiện
Trong quá trình lập Bản Cam kết Bảo vệ Môi trường có thể tiến hành đánh giá tác động môi trường bằng các phương pháp như :
·         Phương pháp liệt kê.
·         Phương pháp ma trận.
·         Phương pháp so sánh.
·         Phương pháp chuyên gia.
·         Phương pháp đánh giá nhanh.
·         Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.
5. Mô tả công việc
-      Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.
-      Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
-      Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
-      Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
-      Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
-      Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.
-      Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
6. Các văn bản pháp luật liên quan
Ø  Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005.
Ø  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án.

V.    ĐĂNG KÝ SỔ CHỦ NGUỒN THẢI

1. Đối tượng
Được quy định tại Điều 2 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
·       Áp dụng với Cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh CTNH, quản lý CTNH trên lãnh thổ Việt Nam.
·       Không áp dụng đối với chất thải phóng xạ; chất thải ở thể hơi và khí; nước thải phát sinh nội bộ trong khuôn viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được xử lý tại công trình xử lý nước thải của cơ sở hoặc khu đó.
Ngoài ra Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có một trong các trường hợp sau được quy định tại Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT :
·       Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã đăng ký
·       Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở
·       Bổ sung thêm cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;
·       Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ;
·       Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.
·       Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần cấp lại tiếp theo
2. Mô tả công việc
Ø  Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất.
Ø  Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của cơ sở.
Ø  Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải khác.
Ø  Xác định mã đăng ký của các loại chất thải.
Ø  Lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ sở.
Ø  Trình nộp Sở tài nguyên và môi trường.
3. Văn bản pháp luật liên quan
·       Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
·       Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
·       Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường.
·       Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường Cam kết bảo vệ môi trường. 
·       Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án.


VI.    LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Đối tượng
Các dự án được lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết được quy định tại Điều 3 chương 2 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Các dự án được lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định tại Điều 15  chương 2 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
2. Mô tả công việc
Ø  Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.
Ø  Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
Ø  Đánh giá mức độ tác động anh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
Ø  Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
Ø  Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
Ø  Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Ø  Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.
Ø  Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
3. Văn bản pháp luật liên quan
·       Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
·       Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
·       Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP.


VII.    BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

1. Đối tượng
Theo quy định của nhà nước, các dự án phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng… đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ :
·       3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường  nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
·       6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên  (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).
2. Mô tả công việc
Ø  Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan đến dự án
Ø  Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án.
Ø  Các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng.
Ø  Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khối, mẫu đất, mẫu nước ngầm. Đánh giá chất lượng môi trường.
Ø  Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và  con người xung quanh khu vực dự án.
Ø  Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự  cố.
Ø  Đề xuất phương án quản lý, dự  phòng, xử lý nước  thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn.
Ø  Trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng(Sở Tài Nguyên Môi Trường, Các phòng môi trường quận huyện).
3. Các văn bản pháp luật liên quan
Ø  Công văn số 3105/TNMT-QLMT vềhướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ.
Ø  Luật bảo vệ môi trường 2005.
Ø  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
Ø  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP qui định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường Cam kết bảo vệ môi trường. 


VIII.    THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Công ty Minh Phương là công ty hàng đầu trong các lĩnh vực tư vấn môi trường, không những thế công ty còn cung cấp dịch vụ thiết kế các công trình xử lý nước cấp và nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp) với các công việc như :
Ø  Tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt là các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm; hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản và các loại nước thải công nghiệp khác…
Ø  Tư vấn, thực hiện các báo cáo hoàn thành, báo cáo nghiệm thu các công trình xử lý khí thải, nước thải, các công trình môi trường khác…
Bên cạnh đó, Công ty cộng tác với các nhà khoa học tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, thường xuyên cập nhật các công nghệ xử lý mới nhất, hiệu quả nhất.
1. Đối với hệ thống xử lý nước cấp
Nguồn nước đầu vào bao gồm các nguồn nước có sẵn như: nước mặt (sông, hồ, kênh, hồ chứa,...), nước ngầm (lấy từ các giếng trời hoặc giếng khoan).
Tùy thuộc vào nguồn nước cấp đầu vào và mục đích sử dụng (cấp cho sinh hoạt, cấp cho công nghiệp), mà Công ty sẽ cung cấp các công nghệ xử lý khác nhau phù hợp với chi phí xử lý thấp nhất có thể mà chất lượng nước đầu ra vẫn đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống.
2. Đối với hệ thống xử nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, thương mại...
Công ty luôn thường xuyên cập nhật các công nghệ xử lý mới nhất, tối ưu nhất nhằm đưa ra những giải pháp xử lý tối ưu nhất, hiệu suất cao nhưng vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành, diện tích sử dụng bố trí hệ thống,...
Các công trình như : Khu chung cư, khách sạn, resort,...Bệnh viện, trường học,...Trung tâm thương mại, siêu thị,...
Tùy theo yêu cầu mà công ty sẽ cung cấp công nghệ xử lý mà nước thải đầu ra của hệ thống có thể được tuần hoàn, tái sử dụng cho các mục đích khác như tưới tiêu cho các vườn hoa, công viên,...
3. Đối với hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Công ty cung cấp các giải pháp xử lý nước thải tiên tiến, với hiệu suất xử lý có thể đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng nước thải sau xử lý của khách hàng trong từng lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Một số lĩnh vực như : Các nhà máy chế biến thực phẩm; Ngành công nghiệp dệt nhuộm; Ngành công nghiệp hóa dầu; Các nhà máy chế biến giấy và bột giấy; Nhà máy cao su, dầu thực vật; Ngành công nghiệp thép, luyện thép; Ngành hóa chất công nghiệp...
Hiện nay, Công ty đang tiếp tục triển khai nhiều dự án trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm: các dự án về xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải công nghiệp (chế biến thủy hải sản, dệt nhuộm,...), xử lý nước thải sinh hoạt,...
4. Lâp đề án thăm dò và khai thác nước ngầm
Đối tượng là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác sử dụng nước ngầm.
Với các công việc như :
Ø  Khảo sát, thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn,  kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất.
Ø  Xác định thông số về các đặc điểm địa chất - địa chất thủy văn khu vực ảnh hưởng  đến khai thác nước dưới đất.
Ø  Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai thác, thu mẫu nước giếng và phân tích.
Ø  Lập bản đồ khu vực, vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000-1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000.
Ø  Tính toán dự báo mực nước hạ thấp, giá thành vận hành sao cho hiệu quả về kinh tế.
Ø  Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
Ø  Lập đề án và trình nộp cơ quan chức năng.
5. Lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước
Đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… xả nước thải vào nguồn nước.
Với các công việc như :
Ø  Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
Ø  Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
Ø  Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
Ø  Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
Ø  Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm
Ø  Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
Ø  Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải)
Ø  Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.
Ø  Đánh giá hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
Ø  Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.
Ø  Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm
Ø  Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
Ø  Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.
Ø  Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.
Ø  Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
Ø  Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt Đề án xả nước thải.

IX.    CÁC DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG

Các dự án mà Công ty đã thực hiện :
1. Các dự án Lập cam kết bảo vệ môi trường
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng nhà máy SX gạch bông siêu nhẹ - Bến Lức, tỉnh Long An
Ø  Dự án: Đầu Tư nhà máy Sản xuất Instant Café - Bến Lức, tỉnh Long An
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng khu nhà ở cho người thu nhập thấp – Q.Bình Tân, TPHCM
Ø  Dự án Đầu Tư nhà máy gia công sản phầm may mặc - huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai
Ø  Dự án Đầu Tư nhà máy sản xuất thảm và cỏ nhân tạo - huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai
Ø  Dự án Nhà hàng cà phê Ẩm thực Xanh - Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng tòa nhà văn phòng PTS - Q7, Tp.HCM
Ø  Dự án Xây dựng công ty may mặc Kao Sheeng - Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Ø  Dự án Xây dựng Khu chung cư cao tầng - P. An Lạc, Quận Bình Tân
2. Các dự án Lập báo cáo giám sát môi trường
Ø  Dự án Công ty TNHH Bao bì Sheng Shing Việt Nam – Bà Rịa Vũng Tàu
Ø  Dự án Nhà hàng Cánh Buồm - Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Ø  Dự án Công ty TNHH D.I Vina - Trảng Bàng, Tây Ninh
Ø  Dự án Công ty TNHH Jungan Vina - Nhơn Trạch, Đồng Nai
3. Dự án báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng nhà máy SX bao bì nhựa Alta - Tân Đức – Tỉnh Long An
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng nhà máy Sản xuất may mặc công suất 18triệu sp/năm - KhuCông Nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng Khu du lịch làng Bình An Village Đà lạt - tỉnh Lâm Đồng
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng Bệnh Viện Tim Tâm Đức-GĐ - Q7, Tp.HCM
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng Bệnh Viện Sài Gòn – ITO - Quận Phú Nhuận TPHCM
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng KCN – Dân cư Hiệp Phú - Quận Thủ Đức, TPHCM
Ø  Dự án Đầu Tư xây dựng Khu Chung cư căn hộ City Garden - Bình Thạnh, TPHCM
Dự án Đầu Tư xây dựng nhà máy thép Quatron công suất 42.000 tấn/năm - Bà Rịa-Vũng Tàu.


I.4  Liên hệ tư vấn 
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 156 – 158  Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét