Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Phân loại dây chuyền sản xuất - lập dự án đầu tư dây chuyền sản xuất



CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 156 – 158  Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
Phòng Dự Án - CTy CP Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương
Địa chỉ: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08)22142126 - 0903649782 - 0907957895
Email: minhphuonpmc@yahoo.com.vn  hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.lapduan.com

 

Phân loại dây chuyền sản xuất

Phân loại theo kiểu dây chuyền đơn

  • Dây chuyền nhịp nhàng đồng điệu: là dây chuyền mà mọi dây chuyền thành phần (dây chuyền đơn) đều có nhịp bằng nhau, và là hằng số trên mọi phân đoạn (hay mọi sản phẩm). Loai dây chuyền này ghép sát tới hạn trên mọi phân đoạn (sản phẩm). Các dây chuyền thành phần là những đường thẳng song song nằm xiên cùng hệ số góc, khi biểu diễn tiến độ theo dây chuyền bằng sơ đồ xiên.
  • Dây chuyền nhịp nhàng khác điệu: là dây chuyền mà từng dây chuyền đơn (dây chuyền thành phần) đều có nhịp là một hằng số trên mọi phân đoạn (hay mọi sản phẩm), nhưng các nhịp hằng đó của những dây chuyền thành phần là khác nhau. Loai dây chuyền này ghép sát tới hạn trái, và ghép sát tới hạn phải tại một trong 2 phân đoạn: đầu tiên và cuối cùng. Nếu ghép sát tới hạn trái ở phân đoạn đầu thì ghép sát tới hạn phải ở phân đoạn cuối cùng, và ngược lại.
  • Dây chuyền nhịp nhàng nhịp bội (khác điệu bội số): là dây chuyền nhịp nhàng khác điệu, nhịp của dây chuyền thành phần tỷ lệ với nhau (một số dây chuyền thành phần có nhịp hằng là bội số của các dây chuyền đơn nhịp hằng còn lại). Loai dây chuyền này cũng ghép sát tới hạn trái, và ghép sát tới hạn phải tại một trong 2 phân đoạn: đầu tiên và cuối cùng. Nếu ghép sát tới hạn trái ở phân đoạn đầu thì ghép sát tới hạn phải ở phân đoạn cuối cùng, và ngược lại.
  • Dây chuyền không nhịp nhàng đồng điệu: là loại dây chuyền mà trên từng dây chuyền thành phần có nhịp biến đổi, (hoạt động với nhịp độ khác nhau), không là hằng số trên các phân đoạn (sản phẩm), từng dây chuyền đơn là không nhịp nhàng. Nhưng trên từng phân đoạn (sản phẩm) thì mọi dây chuyền đơn đều có nhịp bằng nhau, đồng điệu giữa các dây chuyền đơn trên từng phân đoạn (sản phẩm). Loai dây chuyền này ghép sát tới hạn trên mọi phân đoạn (sản phẩm). Các dây chuyền thành phần là những đường gẫy khúc (gồm nhiều đoan thẳng gấp khúc, mỗi đoạn là một công tác trên một phân đoạn) song song với nhau, khi biểu diễn tiến độ theo dây chuyền bằng sơ đồ xiên.
  • Dây chuyền không nhịp nhàng không đồng điệu. Loai dây chuyền này ghép sát tới hạn trên một hoặc một vài phân đoạn (sản phẩm). Các dây chuyền thành phần là những đường gẫy khúc (gồm nhiều đoan thẳng gấp khúc, mỗi đoạn là một công tác trên một phân đoạn) không song song với nhau, khi biểu diễn tiến độ theo dây chuyền bằng sơ đồ xiên.

Phân loại theo quy mô dây chuyền sản xuất

  • Dây chuyền sản xuất công nghiệp, gồm các quy mô:
·         Dây chuyền lắp ráp
  • Dây chuyền sản xuất xây dựng, gồm các loại quy mô sau:
·         Dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa
·         Dây chuyền sản xuất công trình đơn vị
·         Dây chuyền sản xuất tổ hợp công trình

Các thông số dây chuyền

Thông số không gian

Thông số thời gian

Thông số công nghệ

Ghép sát dây chuyền sản xuất không nhịp nhàng

Có 3 phương pháp tính ghép sát các dây chuyền đơn vị không nhịp nhàng (không đồng điệu) trong dây chuyền sản xuất: phương pháp giải tích có hỗ trợ bằng bảng tính của Budnhicov (M.S.Budnicov, Михаил Сергеевич Будников), phương pháp tính trên ma trận dây chuyền của Galkin (I. G. Galkin, И. Г. Галкин), phương pháp ghép sát đồ họa trực tiếp trên sơ đồ xiên.
Phương pháp giải tích Budnhicov (Mikhail Sergeyevich Budnicov), được Budnhicov đưa ra trong cuốn Cơ sở về dây chuyền thi công xây dựng (Основы поточного строительства. Киев, Госстройиздат, 1961), như sau:
  • Giả định cho 2 dây chuyền đơn không nhịp nhàng: i(i+1), ghép sát tới hạn với nhau ở phân đoạn đầu tiên j = 1, (công tác i1 (công việc i trên phân đoạn 1) kết thúc thì công tác (i+1)1 (công việc (i+1) trên phân đoạn 1) bắt đầu ngay). Oi(i+1)1 = 0.
  • Khoảng ghép sát giả định trên các phân đoạn còn lại (từ phân đoạn j = 2 đến phân đoạn j = m) được tính bằng công thức: Oi(i+1)j = \begin{align}
{\sum_\mathrm{1}^\mathrm{j-1} \mathrm{T_j^{i+1}}} - {\sum_\mathrm{2}^\mathrm{j} \mathrm{T_j^i}}\\
\end{align}
  • Nếu Oi(i+1)j ≥ 0 với mọi j = (1 → m), thì 2 dây chuyền đơn không nhịp nhàng i(i+1) ghép sát với nhau tới hạn ở ít nhất trên phân đoạn 1 và các phân đoạn có Oi(i+1)j = 0 khác. Z1 = 0.
  • Nếu tồn tại các O-j = Oi(i+1)j < 0, thì xác định Z1 = max{|O-j|}
và các Zj = Oi(i+1)j + Z1 với j = (2 → m). (Điều này tương đương với việc tịnh tiến dây chuyền đơn (i+1) kế sau dây chuyền i theo hướng tăng của trục thời gian một thời lượng là Z1. Và trên phân đoạn thứ j nào đó mà có Zj = 0, hai dây chuyền đơn không nhịp nhàng i(i+1) ghép sát tới hạn).
Việc ghép sát bằng phương pháp giải tích Budnhicov, đòi hỏi phải lập bảng tính để tính toán, ngày nay có thể được hỗ trợ bằng bảng tính Microsoft Excel.
Phương pháp ghép sát đồ họa trực tiếp trên sơ đồ xiên, thực chất là phương pháp giải tích có hỗ trợ bằng việc thể hiện trên sơ đồ xiên. Trong phương pháp này, 2 dây chuyền đơn không nhịp nhàng: i(i+1), ban đầu được vẽ trên sơ đồ xiên dưới dạng ghép sát tới hạn với nhau ở phân đoạn đầu tiên, nếu chúng cắt nhau hoặc giao nhau thì sẽ có các O-j. Sau khi xác định được Z1, thì vẽ dây chuyền (i+1) tịnh tiến về phía chiều tăng của trục thời gian một khoảng là Z1 = max{|O-j|}.
Sau khi ghép sát tới hạn 2 dây chuyền i(i+1), mọi Zj của 2 dây chuyền đều ≥ 0, nếu trên phân đoạn j nào đó có Zj = 0 thì gọi là 2 dây chuyền ghép sát tới hạn trên phân đoan j, nếu các Zj giữa 2 dây chuyền đơn này trên mỗi phân đoạn j mà > 0 thì được gọi là gián đoạn tổ chức giữa 2 dây chuyền này trên phân đoạn j. Các gián đoạn tổ chức Zj > 0, nếu được biểu diễn trong sơ đồ mạng (tức là tổ chức theo dây chuyền trong sơ đồ mạng) thì chúng chính là dự trữ của công việc (chuyên môn) (i+1) trên các phân đoạn j, tuy nhiên các dự trữ này không được phép sử dụng vì nếu sử dụng chúng thì sẽ làm phá vỡ dây chuyền đơn (i+1).
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 156 – 158  Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
Phòng Dự Án - CTy CP Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương
Địa chỉ: 156 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08)22142126 - 0903649782 - 0907957895
Email: minhphuonpmc@yahoo.com.vn  hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn
Website: www.lapduan.com

3 nhận xét:

  1. Bài viết rất hữu ích, cám ơn chủ blogger – nếu các bạn có như cầu mua máy photocopy, bạn cần tư vấn nên tham khảo thêm bài viết này Nên mua máy photocopy loại nào ? Sản phẩm máy photocopy mới nhất sản xuất năm 2014 – Siêu tiết kiệm mực : Máy photocopy Canon IR 2420L giá rẻ nhất

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết rất hữu ích, Cám ơn chủ blog. Giới những dòng máy photocopy Canon Siêu tiết kiệm mực : Máy photocopy canon ir 2420l, Máy photocopy Canon IR 2202N, … Các bạn tham khảo nếu có nhu cầu mua máy photocopy

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết hay lắm, cám ơn chủ blog nhé. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và đặt mua motor ABB thì xem tại đây nhé abb motor catalogue

    Trả lờiXóa