Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - tư vấn môi trường



.    LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Định nghĩa
Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Các nguồn tác động ảnh hưởng đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp.
2. Đối tượng
Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Tức là :
·       Các dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
·       Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
Ngoài ra các Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 4điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
3. Thời điểm lập Cam kết Bảo vệ Môi Trường
Thời điểm, quy trình và tổ chức mà Chủ dự án phải thực hiện việc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
4. Phương pháp thực hiện
Trong quá trình lập Bản Cam kết Bảo vệ Môi trường có thể tiến hành đánh giá tác động môi trường bằng các phương pháp như :
·         Phương pháp liệt kê.
·         Phương pháp ma trận.
·         Phương pháp so sánh.
·         Phương pháp chuyên gia.
·         Phương pháp đánh giá nhanh.
·         Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.
5. Mô tả công việc
-      Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.
-      Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
-      Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
-      Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
-      Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
-      Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.
-      Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
6. Các văn bản pháp luật liên quan
Ø  Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005.
Ø  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Ø  Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án.


CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 156 – 158  Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

DỊCH VỤ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ - LẬP BÁO CÁO KTKT



DỊCH VỤ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 www.lapduan.info
dt: 0907957895
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển không ngừng của xã hội và chính sách khuyến khích đầu tư làm giàu của Nhà nước, ngày càng có nhiều dự án được hình thành và đi vào hoạt động. Một dự án từ lúc hình thành trong ý tưởng cho đến lúc được thực thi và đi vào hoạt động thường phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Biến ý tưởng thành hoạt động cụ thể với những con số rõ ràng là một trong những khâu tối quan trọng, quyết định tính khả thi của dự án vì vậy lập dự án đầu tư là công việc rất quan trọng quyết định sự thành bại của Dự án đầu tư.
1.Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi

Trong quá trình lập dự án đầu tư việc nghiên cứu dự án tiền khả thi là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành ý tưởng về một dự án đầu tư. Mục đích của giai đoạn này là để trả lời có hay không cơ hội đầu tư. Các căn cứ để xác định cơ hội đầu tư:
- Chiến lược phát triển kinh tế văn hóa xã hội của cả đất nước, của từng vùng lãnh thổ; hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, của cơ sở.
- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
- Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tiềm năng sẵn có cần và có thể khai thác để thực hiện dự án.
Nếu xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Nếu xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Nếu xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian dài.
Tóm lại, có thể hiểu rằng Lập Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu  tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Bởi nếu một dự án được viết và phân tích chặt chẽ, lập luận sát đáng thì bao giờ cũng được đánh giá cao hơn. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu quả thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc.
Nghiên cứu tiền khả thi là nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng chung của dự án. Giai đoạn này nhằm giúp chủ đầu tư trả lời một số câu hỏi sau:
- Dự án có khả thi về mặt tài chính và kinh tế trong suốt tuổi thọ của dự án không ?
- Đâu là những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến dự án: Giá sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu, tỷ giá hối đoái, lạm phát…
- Dự án sử dụng nguồn vốn nào ?
- Làm thế nào để giảm bớt rủi ro cho dự án ?
Những nhà đầu tư sáng suốt luôn cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào viết dự án hay thuê một công ty chuyên viết dự án đảm nhận phần này. Và thường thì họ cũng dành công sức và chị phí lớn cho khâu này. Cho dù ý tưởng của bạn tốt đến đâu hay nguồn vốn của bạn dồi dào mà bản dự án của bạn không được thuyết phục, thiếu chặt chẽ và tính khả thi thì dự án của bạn cũng coi như là thất bại.
Giai đoạn lập dự án đầu tư - nghiên cứu tính khả thi của dự án
Nghiên cứu khả thi là nhằm để xem xét liệu dự án có triển vọng đáp ứng được các tiêu chuẩn về tài chính, kinh tế và xã hội mà chủ đầu tư và chính quyền đã đưa ra. Chúng ta cần phải phân tích độ nhạy cảm của dự án để xác định các yếu tố chủ yếu có vai trò quyết định đối với kết quả dự án. Những câu hỏi chủ yếu sẽ được đặt ra trong giai đoạn thẩm định này:
- Liệu dự án có hấp dẫn về mặt tài chính đối với các đối tác có quyền lợi trong dự án hay không ? Các đối tác có động cơ như thế nào để thúc đẩy dự án ?
- Mức độ không chắc chắn của các yếu tố đầu vào như thế nào ?
- Quyết định đầu tư vào dự án có được đưa ra hay không ? Đây là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất ở giai đoạn nghiên cứu khả thi.
Một công ty hay dịch vụ chuyên viết dự án đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, nắm rõ nguyên tắc pháp lý, am hiểu thị trường đầu tư đồng thời phải có khả năng tính toán kĩ lưỡng tạo ra những dự án có tính khả thi và thuyết phục cao nhất nhằm mang lại sự yên tâm và hài lòng cho nhà đầu tư, nâng cao giá trị thương hiệu cho công ty mình.
Do hiểu được mong muốn cũng như nhu cầu của các nhà đầu tư. Công ty Cổ phần đầu tư dự án và thiết kế xây dựng Minh Phươngvới nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập đầu tư dự án cũng với đội nhũ nhân viên đầy năng lực, ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm và đã từng thành công với nhiều dự án trong tất cả lĩnh vực như phát triển nông nghiệp, dự án trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng khu dân cư, khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp…Công ty Minh Phương tự tin sẽ luôn mang lại cho khách hàn những dự án hoàn hảo nhất và khả thi nhất. Đến với Minh Phương, quý khách hàng sẽ được hưởng trọn những dịch vụ tối ưu nhất.
Với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập đầu tư dự án, Công ty Minh Phương cũng muốn chia sẽ những kiến thức cho quý khách hàng về đầu tư dự án.
Thứ nhất, Các công việc cần phải thực hiện trước tiên cụ thể là :
·           Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư.
·           Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư.
·           Lựa chọn hình thức đầu tư.
·           Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện : 
·           Báo cáo tiền khả thi.
·           Báo cáo khả thi.
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi. Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :
·           Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn 
·           Qui mô dự án và hình thức đầu tư  
·           Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư,nhân công .....) được phân tích, đánh giá cụ thể .
·           Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu ,dịch vụ , hạ tầng cơ sở ..
·           Lựa chọn các phương án xây dựng
·           Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vồn ,khả năng thu hồi vốn ,khả năng trả nợ và thu lãi.
·           Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
·           Thành phần ,cơ cấu của dự án :tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết,đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.Nội dung của Báo cáo khả thi :
·           Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
·           Mục tiêu đầu tư
·           Địa điểm đầu tư
·           Qui mô dự án
·           Vốn đầu tư
·           Thời gian, tiến độ thực hiện dự án
·           Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường
·           Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án
·           Các hình thức quản lí dự án.
·           Hiệu quả đầu tư
·           Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án
·           Tính chất tham gia ,mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .
Nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả,tính tối ưu ....  


CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 156 – 158  Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895